Danh mục sản phẩm

QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - 5 BÍ QUYẾT ĐỂ NHÂN VIÊN GẮN BÓ LÂU DÀI

03/06/2019

Kinh doanh trong lĩnh vực F&B, yếu tố về nhân sự có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhà hàng. Theo kinh nghiệm quản lý nhà hàng thì hầu hết các chủ quản lý đều đồng ý rằng bài toán về việc đào tạo và duy trì nhân sự là không hề dễ dàng.

Kinh doanh trong lĩnh vực F&B, yếu tố về nhân sự có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhà hàng. Theo kinh nghiệm quản lý nhà hàng thì hầu hết các chủ quản lý đều đồng ý rằng bài toán về việc đào tạo và duy trì nhân sự là không hề dễ dàng.

Ocha POS mong rằng 5 bí quyết sau đây có thể phần nào giúp ích được các chủ cửa hàng trong cách quản lý nhà hàng của mình.

1. Tạo ra cơ hội học tập và phát triển cho nhân viên

Phần lớn những kiến thức nghề nghiệp được thu thập một cách “không bài bản” trong công việc. Đó là việc ngẫu nhiên quan sát người khác làm hoặc tự tìm hiểu và thử nghiệm. Khi một cửa hàng không có một quy trình đào tạo nhân viên rõ ràng, thì hiển nhiên hầu hết các kiến thức mà nhân viên có được, sẽ đến từ việc tự tìm tòi và học hỏi của bản thân.

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không đồng đều về mặt kiến thức và thực lực của từng nhân viên trong cửa hàng, vì kỹ năng quan sát và học hỏi của mỗi cá nhân là khác nhau.

Để nâng cao kiến thức và thực lực của toàn bộ nhân viên tại nhà hàng lên mức cao hơn, chủ quản lý cần truyền đạt một nền tảng vững chắc có thể cung cấp cho nhân viên những kiến thức nhất định về quy trình và sản phẩm tại cửa hàng.

Thương hiệu cafe Starbuck đã rất thành công trong việc tạo ra một quy trình training nhân viên rất bài bản được chia ra thành nhiều khâu tại các cửa hàng. Điều này góp phần tạo cho nhân viên cảm giác được coi trọng và bắt đầu thích thú với công việc hơn, cũng như xây dựng một môi trường làm việc tích cực cùng động lực làm việc mạnh mẽ hơn.

2. Một lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ giúp giữ người tài

Tạo ra một lộ trình thăng tiến rõ ràng với những yêu cầu, thử thách mà nhân viên cần phải đạt được nếu như muốn lên được những vị trí cao hơn. Điều này sẽ góp phần nâng cao ý thức về sự tiến bộ cho nhân viên, giúp làm mới động lực và niềm vui bằng những thành công nho nhỏ trong công việc.

Song Song với việc đặt ra mục tiêu cho nhân viên chủ nhà hàng cần thực hiện kế hoạch đánh giá năng lực để theo dõi tiến độ và tính hợp lý của mục tiêu đề ra. Một lộ trình thăng tiến đi kèm với một quy trình đánh giá minh bạch rõ ràng là mối quan tâm hàng đầu của lao động tại Việt Nam.

Kết quả một cuộc khảo sát của JobStreet.com cho thấy, hiện tại mô hình thăng tiến tại Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được tính minh bạch, công bằng. Phần lớn người lao động cho rằng “được lòng cấp quản lý” chính là yếu tố tiên quyết trong việc thăng tiến. Theo đó, nhân viên thường tỏ ra bất mãn vì những nỗ lực chưa được tưởng thưởng xứng đáng.

3. Xây dựng chế độ lương thưởng công bằng và hợp lí

Phần lớn nhân viên phục vụ sẽ có ý định nhảy việc khi có vị trí mới với mức lương cao hơn. Nên ngoài việc tạo ra một môi trường làm việc công bằng, chủ cửa hàng cũng nên đưa ra một mức lương tương ứng với thực lực và tính chất công việc của từng nhân viên.

Việc này sẽ vừa giúp nhân viên cảm thấy gắn bó lại vừa tạo ra được một môi trường làm việc cạnh tranh, năng động không bị nhàm chán.

Tùy vào hoạt động kinh doanh của nhà hàng, hãy luôn đảm bảo mức lương và các phúc lợi đi kèm không nên quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường F&B. Tuy nhiên, trong quản trị nhà hàng tiền lương chỉ là một trong những yếu tố nhằm giữ chân nhân viên. Nếu nhà hàng đang gặp khó khăn về mặt ngân sách lương, chủ nhà hàng nên chủ động xây dựng các gói thưởng, phúc lợi đi kèm để giữ chân những nhân viên giỏi.

4. Đảm bảo về mặt công việc cho nhân viên

Hãy đảm bảo rằng các nhân viên tại nhà hàng luôn có tất cả những gì họ cần để thực hiện công việc của họ. Hãy nhớ rằng khi bạn bắt đầu một năm học mới, bạn luôn chuẩn bị tất cả sách vở và dụng cụ học tập.

Vậy tại sao lại không tạo cơ hội cho nhân viên bán hàng, thu ngân bằng cách hỏi từng người một: “Bạn đã có tất cả những gì mình cần để làm tốt công việc chưa?” Hãy nhớ rằng, cũng giống như thị trường và nhu cầu khách hàng có thể thay thế hàng ngày, và nhu cầu của nhân viên cũng vậy.

Đừng phó mặc công việc tại cửa hàng cho nhân viên sau khi giao việc cho họ! Việc quản lý nhà hàng không nhất thiết phải diễn ra một cách khắt khe khi bạn theo dõi từng hành động của nhân viên, nhưng cần chú ý đến tình hình công việc mà họ đang thực hiện, liệu họ có đang gặp khó khăn nào hay không?

Hệ thống phần mềm quản lý nhà hàng thường được dùng hỗ trợ cho quá trình bán hàng của nhân viên diễn ra thuận lợi hơn.

>>> Tham khảo thêm về máy tính tiền Ocha

5. Đề cao tầm quan trọng, kết quả làm việc của nhân viên

Sự gắn bó mật thiết giữa thương hiệu và nhân viên là điều mà bất cứ chủ nhà hàng nào cũng mong muốn đạt được bởi những lợi ích cực kì to lớn mà nó đem lại.

Người làm công tác quản lý nhà hàng cần lưu ý việc thể hiện sự quan tâm, những lời động viên, khen ngợi hằng ngày tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của nhân viên trong việc cảm nhận rằng mình đang đóng góp vào sự phát triển của thương hiệu.

Ngược lại, khi một nhân viên luôn đóng góp và nỗ lực nhưng lại không cảm thấy được sự trân trọng thì dần dần sự nhiệt tình đó sẽ giảm đi đáng kể.

Đối tác của Sanphanmem.com

Ý kiến khách hàng