Khách hàng phát bực về thiết kế website của bạn. Giận dữ, không bao giờ muốn quay trở lại là tâm lý chung của hầu hết khách hàng trong trường hợp này. Đã bao giờ bạn tìm hiểu về những lý do khiến họ trở nên như vậy chưa? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về những nguyên nhân khiến khách hàng khó chịu với website của doanh nghiệp bạn.
1. Tốc độ tải trang chậm chạp.
Lý do đầu tiên mà khách hàng không hài lòng khi truy cập vào mỗi trang web doanh nghiệp chính là việc tốc độ tải trang quá chậm chạp. Tính kiên nhẫn và khả năng tập trung của con người có giới hạn, đa số mọi người sẽ không muốn tập trung quá nhiều thời gian của mình cho những thứ bị lỗi hay hỏng.
Một nghiên cứu thực tế đã đưa ra con số cụ thể về tốc độ tải trang như sau:
47% người dùng hi vọng tốc độ tải trang web lý tưởng trong vòng 2s trở xuống.
40% người dùng sẽ từ bỏ website ngay lập tức khi nó mất hơn 3s để tải.
Khi tốc độ tải website chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng thành đơn hàng. Đặc biệt với các website bán hàng trực tuyến tốc độ tải trang chậm xem như website đó mất đi số lượng lớn khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh. Thương trường chính là chiến trường, nếu muốn khách hàng ở lại lâu hơn với bạn, tìm hiểu và thực hiện các hành vi mua sắm hãy tối ưu hóa hiệu suất tải trang thông qua các yếu tố thuộc về hình ảnh, video, code…
2. Website không tối ưu trên thiết bị di động.
Website chưa được và không được tối ưu trên thiết bị di động ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng cũng chính là một nguyên nhân cơ bản khiến khách hàng không hài lòng. Họ ghét việc khi đang truy cập website trên thiết bị di động mà phải thực hiện các hành động kéo hay zoom màn hình để tìm hiểu thông tin.
Công nghệ số phát triển, sự xuất hiện phổ biến của các thiết bị di động không trở nên quá xa lạ gì? Vì thế hãy cố gắng cải thiện để có một website tương thích thiết bị di động bằng công nghệ Responsive nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
3. Không hoặc có quá ít điều hướng.
Không ít doanh nghiệp đã bỏ lỡ nhiều khách hàng, đơn hàng chỉ trong nháy mắt bởi trên website doanh nghiệp, khách hàng không biết mình phải đi đâu, thực hiện hành động gì tiếp theo. Nó nằm ở việc điều hướng website. Nếu website không hoặc có quá ít điều hướng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Vì vậy cách tốt nhất hãy cho khách hàng của bạn thấy những điều hướng rõ ràng nhất trên website bằng việc sử dụng tiêu đề rõ ràng, nội dung dễ hiểu và những lời kêu gọi hành động để giúp người dùng sẽ đi đâu, làm gì tiếp theo.
4. Sử dụng quá nhiều pop-up.
Việc sử dụng quá nhiều pop-up trên website sẽ làm gián đoạn trải nghiệm gây ra sự khó chịu cho người xem. Vì vậy khi dùng pop-up cho thiết kế website bạn cần lưu ý những điểm sau:
Sử dụng có chừng mực.
Hãy sử dụng chúng một cách có chừng mực nhất, tuyệt nhiên đừng bao giờ gây rối hay cản trở người xem với những nội dung mà họ thực sự không quan tâm.
Sử dụng pop-up cá nhân hóa.
Dựa vào mục đích tìm kiếm thông tin của mỗi người dùng khi truy cập website của bạn hãy thông qua nút kêu gọi hành động để cung cấp đến họ những nội dung thông tin khác nhau.
Đề cao tính hiệu quả.
Thông qua số lượng người xem và click vào nút kêu gọi hành động, tỷ lệ chuyển đổi ra sao để đánh giá được tình hình thực tế. Nếu nó thực sự không mang lại hiệu quả hãy ngay lập tức chỉnh sửa hoặc loại bỏ pop-up để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn.
Tăng sự thú vị cho pop-up.
Hãy tăng sự thú vị cho pop-up bằng những câu nói vui, khiến họ cảm thấy thoải mái dù website không đạt được những gì họ mong muốn. Tuyệt đối tránh việc đưa ra những câu nói đổ tội khi họ không thực hiện hành động. Việc làm này sẽ khiến khách hàng mong muốn quay trở lại trên website của bạn.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Sanphanmem.com