Danh mục sản phẩm

Chọn Sapo Hay Kiot Việt

01/07/2019

Có thể nói Sapo và Kiotviet hiện đang là 2 phần mềm quản lý bán hàng được sử dụng nhiều nhất Việt Nam, đặc biệt là dành cho các cửa hàng, chuỗi cửa hàng quy mô nhỏ và vừa. Nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn Sapo hay Kiotviet thì bài đánh giá này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về những điểm giống và khác nhau của 2 phần mềm này, chi tiết theo từng tiêu chí, tính năng cụ thể để giúp bạn đưa ra quyết định thích hợp nhất cho bản thân và doanh nghiệp của mình.

1. Quy mô công ty

Kiotviet là sản phẩm được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo. Ra đời từ năm 2013, trên website Kiotviet có công bố khoảng 40.000 người dùng trên cả nước.

Sapo là phần mềm quản lý bán hàng được cung cấp bởi Công ty cổ phần công nghệ DKT – đơn vị sở hữu Bizweb.vn, hiện đang nền tảng bán hàng online được nhiều người sử dụng nhất Việt Nam. Ra đời cuối năm 2014, đến nay Sapo đã được nâng cấp qua 2 phiên bản. Trong đó phiên bản 2.0 được đánh giá là khác biệt, đột phá so với các phần mềm khác trên thị trường. Trên website Sapo công bố đạt gần 10.000 khách hàng sử dụng trả phí.

2. Nền tảng phần mềm quản lý bán hàng

Nền tảng của Kiotviet hiện vẫn là nền tảng đóng, cũng giống như những phần mềm khác trên thị trường. Điều này khiến cho Kiotviet khó tích hợp các ứng dụng của bên thứ 3. Người dùng không có nhiều sự lựa chọn và dù có dùng hay không thì ứng dụng vẫn ở trong quản trị, không tự ý bỏ đi được.

Nền tảng của Sapo là nền tảng mở. Từ 2016, Sapo đã nâng cấp lên phiên bản Sapo 2.0 trên nền tảng mở, cho phép các đối tác thứ 3 tích hợp vào hệ thống để tập trung dữ liệu về một nguồn. Người dùng có thể lựa chọn tích hợp ứng dụng nào cần thiết hoặc xóa bỏ ra khỏi trang quản trị. Đây cũng là xu hướng hiện nay của lĩnh vực phần mềm quản lý bán hàng.

3. Về các lĩnh vực quản lý

Hiện nay Kiotviet đang hỗ trợ quản lý bán hàng cho 14 lĩnh vực cụ thể. Trong đó nổi bật là các lĩnh vực: Bar – nhà hàng, Khách sạn, Điện thoại và điện máy, Nội thất và gia dụng.

Về Sapo thì theo thông tin trên website thì họ chưa tập trung phát triển phần mềm cho các dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, khách sạn mà chỉ tập trung các ngành hàng bán lẻ khác như thời trang, tạp hóa, mỹ phẩm, siêu thị mini, mẹ và bé, vật liệu xây dựng, xe máy – linh kiện, nhà thuốc, sách và văn phòng phẩm, hoa và quà tặng, nông sản và thực phẩm.

Các lĩnh vực quản lý trên Sapo

4. Giao diện sử dụng

Giao diện của Kiotviet tương đối đơn giản và ít có cải tiến. Menu của Kiotviet là menu ngang, hiển thị vừa đủ thông tin. Có hỗ trợ dùng nhiều phím tắt.

Giao diện của KiotViet

Sapo có giao diện hiện đại và được cải tiến nhiều. Menu ngang của Sapo cũng được đánh giá là dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên menu hiển thị hơi nhiều mục, người xem sẽ khó nhớ khi mới nhìn vào. Thao tác nhanh nhờ áp dụng nhiều phím tắt.

5. Phân quyền tài khoản nhân viên

Sapo chỉ phân quyền cho nhân viên đến các tính năng như vai trò, chi nhánh. Thao tác nhân viên trong trang tính hiện vẫn chưa ổn định, hi vọng trong thời gian tới sẽ cải tiến thêm. Tuy nhiên Sapo lại có ưu điểm khác là giúp chủ cửa hàng theo dõi được việc xuất nhập các loại file như danh sách hàng hóa, danh sách tồn kho… của nhân viên, theo dõi tiến trình nhập các file này lên hệ thống… đảm bảo nắm quyền kiểm soát đội ngũ nhân viên của mình, tránh để thông tin lọt ra ngoài.

Sapo cũng cung cấp cho bạn lịch sử giao dịch của từng tài khoản, mọi thao tác nhân viên đã thực hiện sẽ được thay đổi ngay trên phần mềm và lưu lại trong lịch sử hệ thống, giúp quản lý nhân viên dễ dàng hơn, biết được nhân viên nào đang làm gì, kiểm soát hóa đơn từng nhân viên tạo ra, qua đó cũng nâng cao ý thức và trách nhiệm của từng nhân viên bán hàng.

Kiotviet phân quyền đến mức chi tiết hơn, ví dụ nhân viên có thể xóa, sửa đơn hàng nếu được cấp quyền. Tất nhiên nhược điểm là sẽ khó kiểm soát nếu nhân viên không trung thực.

6. Tính năng bán hàng

Kiotviet chỉ cung cấp một màn hình duy nhất cho cả bán hàng online và bán tại cửa hàng. Điều này có ưu điểm là người dùng chỉ cần làm quen với 1 màn hình tạo đơn bán hàng duy nhất, nhưng nhược điểm là sẽ không tách bạch được các báo cáo về bán hàng tại cửa hàng và bán hàng online nên sẽ khó đo lường hiệu quả riêng của từng kênh. Phù hợp với những doanh nghiệp, chủ shop tập trung vào bán tại cửa hàng. Tuy nhiên, sau này khi cửa hàng phát triển đến một mức độ nào đó sẽ không thể thiếu việc phát triển online, khi đó có thể sẽ gây khó khăn trong khâu quản lý, báo cáo.

Sapo tách biệt màn hình bán tại cửa hàng và bán online. Ưu điểm của việc này là giúp chuyên biệt hóa các tính năng, thông tin chuyên môn bán hàng của từng bên, dễ dàng báo cáo riêng biệt về hóa đơn, doanh thu… giữa 2 kênh online và offline, giúp theo dõi đơn hàng online cụ thể và chi tiết hơn, quản lý bên đối tác vận chuyển hàng hóa. Tính năng này cũng sẽ thuận tiện hơn với những shop có đội ngũ online – offline riêng. Đặc biệt rất thích hợp với những doanh nghiệp, cửa hàng muốn phát triển thêm kênh bán hàng online, cần quản lý nhiều thông tin về các kênh bán hàng khác nhau.

Giao diện bán hàng trên Sapo

Giao diện nhập đơn hàng trên Sapo

7. Quản lý đơn hàng

Sau khi tạo và lưu đơn hàng, Kiotviet có chế độ lọc cho các đơn hàng theo các tiêu chí trong phần Quản lý, nhưng chủ yếu vẫn phải tiến hành thủ công nếu muốn tách riêng hóa đơn tại cửa hàng và hóa đơn online hoặc phải tìm kiếm theo phần ghi chú đối với những đơn hàng có thông tin phức tạp hơn. Có thể thiết lập quyền hạn quản lý đơn hàng riêng cho từng tài khoản nhân viên trên Kiotviet.

Quản lý đơn hàng trên KiotViet

Do tách bạch 2 kênh online và offline nên Sapo cho phép dễ dàng quản lý đơn hàng theo 2 kênh này. Đặc biệt là với đơn hàng online, nhân viên sẽ lọc được thông tin đơn hàng theo tên, kênh bán, trạng thái đơn hàng… Quy trình tạo và quản lý đơn hàng của Sapo cũng bao gồm đầy đủ các bước như Kiotviet, có thể thiết lập quy trình riêng cho từng cửa hàng, từng tài khoản nhân viên.

Giao diện quản lý đơn hàng trên Sapo

Ngoài ra, tính năng mới cập nhật của Sapo là quản lý, thống kê lý do hủy trả đơn hàng. Hiện trên thị trường Việt Nam mới chỉ có duy nhất Sapo được trang bị tính năng này. Kiotviet tạm thời chưa có. Tính năng này áp dụng cho các đơn hàng bị hủy giao dịch, hủy đóng gói, hủy giao hàng… Nhập lý do hủy đơn vào phần ghi chú khi thao tác hủy để sau đó thống kê lại trong báo cáo. Tính năng này giúp cửa hàng, doanh nghiệp nắm bắt được các lý do sẽ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giữ chân khách hàng. Phù hợp với các shop chú trọng việc chăm sóc khách hàng và để lên chiến lược phát triển dài lâu cho thương hiệu.

8. Quản lý hàng hóa

Sapo cho chép tạo và lưu thông tin bộ lọc hàng hóa tùy theo nhu cầu sử dụng của từng nhân viên; Quản lý hàng hóa theo từng thuộc tính, theo quy cách đóng gói, đơn vị đóng gói, theo nhãn hiệu, loại hàng hóa,… Ngoài ra cũng có tính năng tạo các combo (giỏ hàng hóa Tết, combo khuyến mãi…) Cho phép nhập hàng, xuất hàng từ cửa hàng…

Quản lý hàng hoá trên Sapo

Các tính năng quản lý hàng hóa và kho hàng của Kiotviet cũng tương tự Sapo. Do có thêm các lĩnh vực đặc thù khác như nhà hàng, khách sạn… nên Kiotviet cho phép quản lý đơn vị đầu vào, nguyên liệu thành phần tạo nên hàng hóa (áp dụng cho kinh doanh bar, nhà hàng, khách sạn, café… là những ngành kinh doanh cần mua nguyên liệu đầu vào để chế biến thành sản phẩm)

Quản lý hàng hoá trên Phần mềm bán hàng Kiot Việt

9. Quản lý kho hàng

Các tính năng quản lý kho hàng cũng là một thế mạnh của Sapo. Sapo cho phép quản lý được hàng hóa nào đang giao dịch, kiểm tra lượng hàng hóa đang nhập về, kiểm tra lượng hàng tồn kho được hiển thị ngay trong giao diện đơn hàng mà không cần phải vào phần quản lý.

Sapo còn quản lý được vị trí của hàng hóa ở trong cửa hàng, trong kho (ví dụ: mặt hàng này còn bao nhiêu, đang ở kệ nào, dãy nào trong kho… rất tiện lợi, nhanh chóng cho việc xuất ra hướng dẫn đóng gói để nhân viên lấy và chuyển hàng đi).

Hướng dẫn đóng gói khi in ra còn có thể gom số liệu hàng hóa từ nhiều đơn hàng lại để một lần xuất hàng biết cần lấy bao nhiêu sản phẩm, mã sản phẩm… Từ đó có thể xuất nhiều vận đơn cùng lúc cho các bên vận chuyển.

Quản lý kho hàng trên phần mềm Sapo

Kiotviet hiện vẫn còn hạn chế các tính năng quản lý kho hàng, chỉ kiểm tra được số lượng tồn hoặc số lượng được đặt trước và phải thao tác trong mục Hàng hóa, không hiển thị được các số liệu đó ngay trên giao diện đơn hàng. Kiotviet cũng chưa phát triển tính năng quản lý vị trí hàng hóa trong cửa hàng như Sapo.

Giao diện quản lý kho hàng trên KiotViet

10. Quản lý khách hàng, quản lý tích điểm

Cả Sapo và Kiotviet đều cho phép quản lý khách hàng theo thông tin mà khách hàng cung cấp như Họ tên, ngày sinh, địa chỉ…

Cả hai đều cho phép tích điểm theo từng loại hàng hóa (hàng hóa được tích điểm, hàng hóa không tích điểm), tích điểm lũy tiến, điều chỉnh điểm, tự động lên hạng thẻ khi đủ điều kiện. Cửa hàng có thể dễ dàng tạo lập tài khoản tích điểm cho từng khách hàng, nhập điểm lên phần mềm trong những lần đầu sử dụng hay đặt lại điểm cho toàn bộ khách hàng sau từng mùa vụ.

Có báo cáo tổng quan về tình hình tích điểm theo thời gian giúp chủ cửa hàng nắm được tình hình tích điểm dễ dàng như: Top các khách hàng có điểm được tích cao, chi phí đang bỏ ra cho hệ thống tích điểm là bao nhiêu hay tỉ lệ các đơn hàng đang sử dụng tích điểm…

11. Tích hợp vận chuyển, tích hợp website

Kiotviet hiện chưa tích hợp vận chuyển tự động. Cho phép đồng bộ hàng hóa 1 chiều Haravan – Kiotviet, nhưng tình trạng lỗi xảy ra khá thường xuyên (đơn hàng không đổ về Kiotviet)

Sapo tự động tích hợp đối tác vận chuyển cho các đơn hàng online. Có thể tạo và quản lý vận đơn online bằng tài khoản tại cửa hàng trong trường hợp không có bộ phận phụ trách online, giúp kiểm soát chi tiết từng khâu trong quá trình giao hàng. Khi tạo đơn hàng trên Sapo chỉ cần gán đơn đó cho một trong số các đơn vị vận chuyển, tự khắc bên vận chuyển sẽ nhận được thông báo và tới lấy hàng. Họ cũng sẽ cập nhật ngược lại trạng thái đơn hàng, lộ trình giao hàng về Sapo để chủ shop có thể nắm được tình trạng đơn hàng cũng như đối soát công nợ vận chuyển nhanh chóng mà không cần phải vào hệ thống của bên vận chuyển.

Sapo tích hợp được với website Bizweb và WordPress (woocommerce) – 2 nền tảng website được dùng phổ biến nhất ở Việt Nam bây giờ. Đồng bộ 2 chiều về hàng hóa, kho hàng, báo cáo… riêng đơn hàng thì chỉ đồng bộ 1 chiều từ Bizweb sang Sapo hoặc từ WordPress sang Sapo. Quá trình đồng bộ tương đối nhanh và ổn định do Bizweb và Sapo thuộc cùng một công ty chủ quản nên kết nối này triệt để hơn và hiệu quả hơn.

Điều này cũng rất tiện lợi cho shop nào dùng cả Bizweb và Sapo, khi đó còn có thể kết nối được với phần mềm quản lý bán hàng trên fanpage F-page, sàn giao dịch Lazada, Sendo, Adayroi, Tiki… Dữ liệu từ các kênh tích hợp với Bizweb này sẽ tự động đổ bộ về Sapo để dễ quản lý.

12. Quản lý thu chi

Sapo phân tích dòng tiền theo các góc nhìn khác nhau: phương thức thanh toán, thu chi giữa các chi nhánh,… dưới dạng biểu đồ trực quan, giúp chủ doanh nghiệp thấy được sự biến động của dòng tiền như thế nào, phương thức thanh toán nào được ưa chuộng hơn…

Kiotviet chỉ tập hợp danh sách các khoản thu chi thành một danh sách, không có phân tích. Nếu muốn tìm hiểu các dữ liệu này thì phải thao tác thủ công.

13. Các loại báo cáo

Báo cáo cũng là 1 thế mạnh của Sapo so với các phần mềm khác trên thị trường. Sapo có tổng cộng 20 loại báo cáo liên quan, phân ra thành báo cáo về dòng tiền, báo cáo tồn kho, báo cáo thu chi, báo cáo bán hàng… Ưu điểm của việc phân chia báo cáo ra thành nhiều loại là sẽ phù hợp với từng bộ phận quản lý khác nhau như chủ doanh nghiệp, kế toán, quản lý… Các báo cáo còn được triển khai chi tiết kèm theo phân tích, top hàng hóa bán chạy, gợi ý nhập hàng… giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Các báo cáo đều có thể hiển thị dưới dạng biểu đồ đẹp mắt, trực quan.

Sapo còn có thể tổng hợp báo cáo dạng tương quan so sánh giúp đánh giá mức độ hiệu quả của từng nhân viên, từng chi nhánh, hiệu quả bán hàng trên từng kênh… thích hợp với những doanh nghiệp, cửa hàng có đánh giá thi đua cho các nhân viên, doanh nghiệp bán hàng đa kênh…

Ngoài ra còn có báo cáo giao hàng, phân loại theo nhân viên đóng gói, xuất kho, giao hàng (trong trường hợp khách hàng có bộ phận giao hàng riêng). Báo cáo này hỗ trợ cho việc tính lương nhân viên theo KPI hoặc doanh số thưởng theo hiệu quả làm việc của nhân viên.

Báo cáo bán hàng đa kênh cũng là điểm nổi bật của Sapo, bao gồm số liệu doanh thu theo từng kênh: bán hàng tại cửa hàng (POS), Facebook, Zalo, sàn giao dịch TMĐT… và lượng hàng hóa tiêu thụ nhờ mỗi kênh đó…

Các báo cáo bán hàng trên Sapo

Kiotviet có 9 loại báo cáo lớn, trong đó lại phân ra thành từng loại báo cáo nhỏ. Các báo cáo cũng phân chia theo từng bộ phận, cho từng đối tượng nhưng không phân tích cụ thể đến mức như Sapo, cũng không có báo cáo bán hàng đa kênh và báo cáo giao hàng.

14. Ứng dụng mobile

  • Sapo có 1 app di động chung cho cả việc quản lý và bán hàng. Ngoài ra còn có 1 app để quản lý shipper. Trên ứng dụng mobile vẫn đảm bảo hiển thị đầy đủ các số liệu so sánh và biểu đồ trực quan như trên bản desktop.

  • Kiotviet đang phân ứng dụng mobile ra làm 2 app riêng theo quyền hạn là quản lý và bán hàng. Để xem số liệu của từng bên phải đăng nhập riêng 2 app, khá mất thời gian. Nhiều số liệu, biểu đồ không hiển thị được trên bản mobile.

15. Khả năng kết nối phần cứng và tính ổn định của hệ thống

Điểm này thì nhìn chung cả hai bên đều như nhau. 2 bên đều có kinh doanh phần cứng và tư vấn những loại phần cứng phù hợp như máy in hóa đơn, in mã vạch, ngăn kéo đựng tiền… Hiện trên trang chủ thì số lượng sản phẩm hỗ trợ bán hàng của Sapo có vẻ đa dạng hơn với nhiều mức giá từ rẻ đến đắt. Kiotviet không có nhiều sự lựa chọn bằng.

Còn về tính ổn định của hệ thống thì nói chung, phần mềm nào cũng sẽ phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng. Quan trọng là lỗi ít hay nhiêu và quá trình tiếp nhận phản hồi và xử lý yêu cầu của khách hàng của mỗi bên nhanh hay chậm. Tóm lại thì hai phần mềm Sapo và Kiotviet vẫn được đánh giá là ổn định nhất so với các phần mềm quản lý bán hàng khác trên thị trường.

16. Chi phí

Cả Sapo và Kiotviet đều yêu cầu ký hợp đồng tối thiểu 1 năm theo các gói dịch vụ khác nhau.

Kiotviet hiện nay cung cấp 2 gói dịch vụ là Gói cơ bản (90k/tháng) và Gói nâng cao (220k/tháng). Gói cơ bản chi phí rất rẻ nhưng tính năng không nhiều nên ít được lựa chọn hơn. Kiotviet cho phép dùng thử miễn phí 10 ngày, sau khoảng thời gian đó khách hàng phải gia hạn bằng hợp đồng chính thức để tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Sapo hiện có đến 4 gói dịch vụ khác nhau với các mức giá từ thấp đến cao, đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng, trong đó gói được yêu thích nhất là eGold với 199 nghìn đồng/tháng, tính ra là rẻ hơn chi phí gói phổ biến 220 nghìn/tháng của Kiotviet. Đặc biệt Sapo cung cấp gói Advanced dành cho các khách hàng muốn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng có kết nối với website của Bizweb. 2 sản phẩm Bizweb và Sapo thuộc cùng một công ty, chăm sóc khách hàng sẽ dễ dàng quản lý, hỗ trợ hơn. Do đó đây cũng là lựa chọn được ưa chuộng trong số các gói dịch vụ của Sapo, tiện lợi cho việc quản lý bán hàng đa kênh với cả facebook, zalo, lazada, sendo, adayroi, tiki… Thời gian dùng thử của Sapo là 15 ngày.

Kết Luận

Cả Sapo và Kiotviet đều có những ưu, nhược điểm riêng và đang trong quá trình được cải thiện liên tục để mang đến cho người dùng những trải nghiệm chất lượng nhất. Lựa chọn bên nào là tùy thuộc vào nhu cầu và định hướng và mục đích sử dụng của bạn. Theo cá nhân mình, nếu bạn đang định hướng phát triển toàn diện từ online kết hợp với bán hàng tại cửa hàng thì nên lựa chọn những phần mềm quản lý bán hàng nào có thể quản lý đa kênh, báo cáo đa kênh và cần thiết phải tách bạch được từng kênh online và offline tại cửa hàng để đo lường và đưa ra quyết định.

Nguồn: Sưu tầm Internet                                                                                                                                                                                                                                                                                             

Sanphanmem.com

Ý kiến khách hàng

Có thể bạn quan tâm

Phần mềm quản lý bán hàng Sapo 5 năm Phần mềm quản lý bán hàng Sapo 5 năm

Phần mềm quản lý bán hàng Sapo 5 năm

10.992.000 VNĐ
(0)

CHỌN SO SÁNH

Phần mềm bán hàng KiotViet 2 Phần mềm bán hàng KiotViet 2

Phần mềm bán hàng KiotViet 2

240.000 VNĐ
(0)

CHỌN SO SÁNH

Phần mềm bán hàng KiotViet 1 Phần mềm bán hàng KiotViet 1

Phần mềm bán hàng KiotViet 1

160.000 VNĐ
(0)

CHỌN SO SÁNH

Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Mua mới 1 năm kèm phí khởi tạo) Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Mua mới 1 năm kèm phí khởi tạo)

Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Mua mới 1 năm kèm phí khởi tạo)

3.748.000 VNĐ
(0)

CHỌN SO SÁNH

Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Gia hạn 2 năm) Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Gia hạn 2 năm)

Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Gia hạn 2 năm)

5.190.000 VNĐ
(0)

CHỌN SO SÁNH

Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Gia hạn 1 năm) Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Gia hạn 1 năm)

Phần mềm bản quyền/ quản lý bán hàng SAPO POS (Gia hạn 1 năm)

2.388.000 VNĐ
(0)

CHỌN SO SÁNH